Ngày Thế giới phòng chống Ung thư 04 / 2
Ngày Thế giới phòng chống Ung thư là một sự kiện toàn cầu được tổ chức vào ngày 4 tháng 2 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh ung thư, cách phòng chống, phát hiện và điều trị bệnh. Sáng kiến này do Liên minh Kiểm soát Ung thư Quốc tế (UICC) thực hiện để vận động và hỗ trợ các mục tiêu của Tuyên bố Ung thư Thế giới được đưa ra vào năm 2008.
Ngày Thế giới phòng, chống bệnh Ung thư năm 2023 đánh dấu năm thứ hai của chiến dịch “Thu hẹp khoảng cách chăm sóc” qua đó nhằm giảm sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc chất lượng đối với người bệnh ung thư trên toàn thế giới.
Vào ngày 4 tháng 2 là dịp để hàng triệu người trên khắp thế giới đoàn kết để tiến gần hơn đến một thế giới mà tại đó không còn ai chết vì căn bệnh ung thư có thể phòng ngừa được hoặc phải chịu đựng một cách không cần thiết vì căn bệnh này. Đây sẽ là nơi mọi người đều có thể tiếp cận với dịch vụ chăm sóc ung thư mà họ cần.
Ngày Thế giới phòng, chống bệnh Ung thư năm 2023 đánh dấu năm thứ hai trong ba năm (2022-2024) với chủ đề: “Thu hẹp khoảng cách chăm sóc”. Đây là chiến dịch tập trung vào vấn đề công bằng. Năm thứ hai này là về việc đoàn kết các cá nhân và tổ chức, những người ủng hộ và hoạch định chính sách trong việc kêu gọi thay đổi và hành động.
Nhân ngày thế giới phòng chống ung thư, TTYT huyện Châu Phú xin gửi đến bạn đọc về tình hình ung thư tại nước ta, các dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị, cũng như dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa.
Toàn cảnh về ung thư tại nước ta
Theo thống kê của WHO, số ca mắc mới ung thư tại nước ta không ngừng tăng, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010. Năm 2018, số ca mắc mới tăng lên gần 165.000 ca. Phần lớn các trường hợp đều phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn hoặc điều trị không đúng cách nên hiệu quả phục hồi không cao.
Năm loại ung thư có tỉ lệ mắc nhiều nhất tại nước ta gồm: Ung thư gan, hơn 25.000 ca (15,4%), kế đó là ung thư phổi (14,4%), ung thư dạ dày (10,6%), ung thư vú, ung thư đại tràng.
Hiểu đúng về bệnh ung thư
Ung thư là một bệnh của các tế bào, vốn là những đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể. Tế bào bình thường tự ngừng quá trình tăng trưởng khi có đủ lượng cần thiết. Tuy nhiên, tế bào ung thư lại không có cơ chế tự ngừng lại khi đã đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Sự tăng trưởng liên tục này dẫn đến việc hình thành khối u. Các tế bào ung thư có khả năng xâm lấn vào các mô lân cận để tiếp tục tăng trưởng gây ra sự di căn. Rất khó để hệ miễn dịch tiêu diệt được tế bào ung thư do chúng có khả năng trốn tránh sự phát hiện, đánh lừa hệ thống nhận diện của hệ miễn dịch.
Các phương pháp chữa ung thư hiện nay
Ba phương pháp chữa trị ung thư phổ biến nhất hiện nay là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Đi kèm với các phương pháp điều trị ung thư là các sản phẩm hỗ trợ giúp tăng hiệu quả của quá trình đó và giảm thiểu tác dụng phụ giúp phục hồi nhanh hơn. Điều trị ở giai đoạn càng sớm thì khả năng phục hồi càng cao.
Bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ mắc ung thư
- Lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe
- Tập thể dục đều đặn
- Không hút thuốc lá
- Hạn chế rượu bia
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
- Tránh các chất gây ô nhiễm và hóa chất
- Tiêm vắc xin phòng HPV
- Học cách nhận biết các dấu hiệu của ung thư để phát hiện sớm.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo 12 triệu chứng "báo động đỏ" không nên bỏ qua để phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu bao gồm:
1. Đau không rõ nguyên nhân
Càng lớn tuổi, chúng ta càng phải chịu nhiều cơn đau đớn như đau xương, đau khớp, đau đầu... Tuy nhiên, những cơn đau không rõ nguyên do và kéo dài lâu ngày có thể là dấu hiệu cho thấy điều gì đó nghiêm trọng hơn đối với cơ thể.
2. Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm
Cảm thấy cơ thể nóng bức và đổ mồ hôi vào ban đêm có thể do nhiễm trùng, có thể tác dụng phụ của một số loại thuốc, cảm giác bốc hỏa hoặc đổ mồ hôi nhiều trong thời kỳ tiền mãn kinh. Tuy nhiên tình trạng đổ mồ hôi rất nặng, vào ban đêm cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư.
3. Giảm cân không giải thích được
Giảm cân nhanh, nhiều trong thời gian ngắn mà không thể tăng cân lại nổi dù đã cố gắng ăn uống tẩm bổ thì hãy đi thăm khám bác sĩ. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, giảm cân không rõ nguyên nhân thường là triệu chứng đáng chú ý đầu tiên của bệnh ung thư thực quản, tuyến tụy, dạ dày và phổi.
4. Khối u hoặc sưng bất thường
Các cục u hoặc sưng dai dẳng xuất hiện trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể luôn cần được chuyên gia y tế kiểm tra. Lưu ý u, cục ở các vị trí cổ, nách, dạ dày, ben, ngực, vú hoặc tinh hoàn.
Khi bạn có một vết thương, mụn cóc hoặc vết loét không lành, ngay cả khi bạn không cảm thấy đau,nốt ruồi mới hoặc nốt ruồi hiện có nào thay đổi về kích thước, hình dạng hoặc màu sắc, trở nên đóng vảy, ngứa, đau, chảy máu hoặc rỉ dịch, bất kỳ thay đổi bất thường nào trên da hoặc móng tay bạn vẫn cần phải đi bác sĩ để kiểm tra
5. Mệt mỏi
Cảm thấy mệt mỏi là điều khá bình thường và có thể do căng thẳng, ăn không đủ hoặc đơn giản là ngủ không đủ giấc.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi dai dẳng mà không có lý do rõ ràng, đó có thể là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn - hãy đến gặp ngay bác sĩ.
6. Thay đổi bất thường trên da
Khi bạn có một vết thương, mụn cóc hoặc vết loét không lành, ngay cả khi bạn không cảm thấy đau, bạn vẫn cần phải đi bác sĩ để kiểm tra.
Tương tự, bạn cũng cần lưu ý về bất kỳ nốt ruồi mới hoặc nốt ruồi hiện có nào thay đổi về kích thước, hình dạng hoặc màu sắc, trở nên đóng vảy, ngứa, đau, chảy máu hoặc rỉ dịch.
Tương tự, bất kỳ thay đổi bất thường nào trên da hoặc móng tay, cho dù đó là thay đổi mới hay đã có một thời gian, đều cần được bác sĩ kiểm tra.
7. Khó nuốt
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt. Nuốt nghẹn, đây có thể là một triệu chứng của ung thư thực quản.
8. Các vấn đề tiêu hóa
Bạn cần đi khám khi có các triệu chứng ợ chua đau đớn, chán ăn dai dẳng hoặc đầy hơi. Đây có thể là một triệu chứng ban đầu của ung thư dạ dày.
Rối loạn đại tiện như tiêu phân lỏng, xen lẫn táo bón, hay hay bụng âm ỉ… liên quan đến đường ruột.
9. Giọng khàn khàn, ho dai dẳng hoặc khó thở
Ho kéo dài, khàn tiếng, lâu ngày Bạn nên kiểm tra xem.
10 Chảy máu hoặc ra máu không rõ nguyên nhân
Chảy máu , có những vết bầm không rõ nguyên nhân bao gồm máu trong phân hoặc nước tiểu của bạn, và nôn mửa hoặc ho ra máu xuất huyết âm đạo không giải thích được giữa các kỳ kinh Kéo dài bạn nên đi khám.
11. Vết loét miệng không lành
Với những vết loét hoặc mảng đỏ hoặc trắng trong miệng không lành sau 3 tuần, bạn nên thăm khám bác sĩ hoặc nha sĩ.
12 Những thay đổi bất thường ở vú
Các khối u, sự thay đổi kích thước, hình dạng hoặc cảm giác của vú, da nổi mẩn đỏ , nốt sần không ngứa, kéo dài đau ở vú đều phải được kiểm tra. Những thay đổi hình dáng ở núm vú,rỉ dịch máu, rỉ ra từ núm vú nếu bạn không mang thai hoặc đang cho con bú cũng phải thăm khám sớm.
Nếu bạn đang có bất kỳ triệu chứng "báo động đỏ" nào trên đây, bạn hãy đến và để bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho mình càng sớm càng tốt.