KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

1. Lãnh Đạo khoa.

      Trưởng KhoaDƯỢC SĨ – Trần Mỹ Vân

      Phó Trưởng KhoaCNĐDPS – Trần Thị Bích Loan

      Điều Dưỡng Trưởng Khoa : CNĐD – Phạm Thanh Hùng

2. Nhân sự: 17

- Đại học: 03

- Cao đẳng: 01

      - Trung học: 02

- Sơ cấp : 01

- Khác: 10

3. Chức năng, nhiệm vụ

3.1 Xây dựng, phổ biến các hướng dẫn, quy định, quy trình, kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn

3.2 Tham mưu cho Giám đốc về các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định

3.3 Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch

-  Giám sát, phát hiện, báo cáo và quản lý dữ liệu nhiễm khuẩn bệnh viện, vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, các trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch.

- Thực hiện biện pháp can thiệp kịp thời nhằm làm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch, sử dụng kháng sinh hợp lý trên cơ sở kết quả giám sát.

3.4 Giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn

-  Kiểm tra, giám sát tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn đặc biệt khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ thuật xâm lấn khác đối với tất cả người hành nghề, học sinh, sinh viên, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

-  Hướng dẫn, nhắc nhở nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.

3.5 Vệ sinh tay

-  Tổ chức thực hiện các quy định về vệ sinh tay.

-  Kiểm tra, giám sát để bảo đảm việc tuân thủ các quy định về vệ sinh tay của nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.

3.6 Phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

- Tổ chức thực hiện các quy định về phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.

- Hướng dẫn, nhắc nhở nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi khám bệnh, điều trị và chăm sóc người bệnh.

- Kiểm tra việc tuân thủ phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.

3.7 Quản lý và xử lý thiết bị, dụng cụ y tế

- Thực hiện quản lý, xử lý dụng cụ y tế tập trung, kiểm soát việc xử lý thiết bị, dụng cụ y tế tái sử dụng bảo đảm an toàn, chất lượng.

- Bảo quản thiết bị, dụng cụ y tế sau xử lý bảo đảm vô khuẩn trước khi sử dụng cho người bệnh.

- Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về quản lý, xử lý thiết bị, dụng cụ y tế tại các khoa, phòng.

3.8 Quản lý và xử lý đồ vải y tế

- Cung cấp đồ vải cho người bệnh, nhân viên y tế hằng ngày và khi cần.

- Xử lý đồ vải tập trung tại khu giặt là. Đồ vải nhiễm khuẩn, đồ vải có máu, dịch tiết sinh học phải được xử lý riêng bảo đảm an toàn.

-  Bảo quản đồ vải sau xử lý trong tủ, kệ bảo đảm sạch, vô khuẩn và được vận chuyển riêng bằng phương tiện chuyên dụng.

-  Kiểm soát chất lượng và thường xuyên kiểm tra, giám sát, quy trình xử lý đồ vải.

-  Nhân viên quản lý, xử lý đồ vải phải có kiến thức chuyên môn về xử lý đồ vải y tế.

3.9 Quản lý chất thải y tế

- Thực hiện quản lý chất thải y tế theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ thực hành quản lý chất thải, bảo đảm chất thải được phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý an toàn theo đúng quy định của pháp luật.

3.10 Vệ sinh môi trường bệnh viện

- Tổ chức thực hiện, kiểm tra vệ sinh môi trường theo đúng quy định.

- Người làm công tác vệ sinh môi trường tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có kiến thức về vệ sinh môi trường.

3.11 Quản lý hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩn

-  Xây dựng định mức, kiểm tra chất lượng và quản lý việc sử dụng hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Kiểm tra, quản lý việc sử dụng hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩn bảo đảm an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.

3.12 Tổ chức đào tạo, tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế và học viên.

3.13 Tổ chức truyền thông về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.

4. Thế mạnh và định hướng phát triển

4.1 Thế mạnh

- Nhân viên khoa nhiệt tình trong công tác, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

- Nhân viên khoa luôn phấn đấu để công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại đơn vị ngày càng phát triển hơn.

- Tập thể khoa luôn chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và nội quy, quy chế của Trung tâm y tế.

- Được sự quan tâm của Ban Giám Đốc Trung tâm y tế.

4.2 Định hướng phát triển:

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động của Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bệnh nhân thông qua giảm tần suất nhiễm khuẩn bệnh viện do nằm điều trị và đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh.

- Thực hiện nghiêm chỉnh Thông tư 16/2018 TT-BYT: “Quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.

- Thực hiện đúng Thông tư số 20/2021/TT-BYT quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.

- Thực hiện theo Quyết định số 3916/QĐ-BYT về việc phê duyệt các hướng dẫn Kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Kiểm tra giám sát về kiểm soát nhiễm khuẩn tại Trung Tâm, báo cáo kết quả giám sát cho Ban Giám Đốc.

- Cung cấp các tài liệu cần thiết về kiểm soát nhiễm khuẩn cho các khoa phòng.

- Xây dựng các quy trình kỹ thuật về Kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Tập huấn vệ sinh tay và xử lý chất thải rắn y tế tại Trung tâm định kỳ hàng năm.

- Thực hiện và cải tiến công tác thanh trùng, đồ vải đảm bảo chất lượng và số lượng phục vụ cho công tác chăm sóc và điều trị.